Mời quý độc giả xem danh sách những nhà văn, tri thức nổi bật của Việt Nam và thế giới sinh vào tháng 4 do Việt Trí tổng hợp

Nhà văn Việt Nam
XUÂN THIỀU (01.4.1930 – 14.4.2007): Nhà văn, quê Đức Thọ, Hà Tĩnh. Giải thưởng Hội Nhà văn, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Tác phẩm: truyện ngắn: Đôi vai; Trời xanh; Gió từ miền cát; Xin đừng gõ cửa; truyện: Mặt trận kêu gọi; Khúc hát mở đầu; tiểu thuyết: Thôn ven đường; Tư Thiên; kí: Chiến đấu trên mặt đường; Bắc Hải Vân xuân…
XÍCH ĐIỂU (05.4.1910 – 28.7.2003): Tên thật là Nguyễn Văn Tước, nhà thơ, nhà văn, quê huyện Đông Anh, Hà Nội. Tác phẩm: tiểu thuyết Cô lái đò sông Thương; Mệnh phụ cuồng mê; tiểu thuyết trào phúng Ba xoay diễn nghĩa; truyện khoa học viễn tưởng Hy sinh; các tập thơ Cướp mới, cướp cũ, tiểu phẩm Trắng đen; Sau mặt nạ nhân vị; Người hay vật; Cái đuôi chó; Chủ nghĩa lưu manh hiện đại.
ĐỖ TRUNG LAI (07.4.1950): Nhà thơ, nhà văn, nhà báo, quê Mỹ Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Tác phẩm: Thơ: Đêm sông Cầu; Anh em và những người khác; Đắng chát và ngọt ngào (in chung); Thơ và tranh; Đỗ Trung Lai – Thơ chọn; Văn xuôi: Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu; Thời thơ ấu của chàng lau sậy; Biên soạn và dịch: Lý Bạch – Những bài Đường thi nổi tiếng; Đỗ Phủ – Những bài Đường thi nổi tiếng; Bạch Cư Dị – Những bài Đường thi nổi tiếng.
HỒ PHƯƠNG (15.4.1930): Nhà văn, quê Thị xã Hà Đông, Hà Nội. Giải thưởng Hội Nhà văn, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Tác phẩm: truyện ngắn: Cỏ non, Xóm mới; tiểu thuyết: Những tiếng súng đầu tiên; Cánh đồng phía Tây; Những tầm cao; Kan Lịch; Yêu tinh; Ngàn dâu…
TRẦN ANH TÔNG (25.10.1276 – 21.4.1320): Tên thật Trần Thuyên, là nhà vua thứ tư của nhà Trần 21 năm (1293-1314) và làm Thái thượng hoàng 6 năm. Tác phẩm: Thuỷ vân tuỳ bút ngự tập; Hiệu đính công văn cách thức; Pháp sự tân văn; 5 bài thơ chép trong Trần triều thế phả hành trạng; 12 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục; Dược thạch châm.
PHẠM VĂN ĐỒNG (01.03.1906 – 29.4.2000): Nhà cách mạng, nhà lí luận văn hoá văn nghệ, quê Mộ Đức, Quãng Ngãi. Tác phẩm: Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc; Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc; Tiếng Việt, một công cụ cực kì lợi hại trong cuộc cách mạng tư tưởng và văn hoá…
NGUYỄN HUY THIỆP (29.4.1950): Nhà văn, quê huyện Thanh Trì nay là quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội. Tác phẩm: các tập truyện: Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần, Như những ngọn gió, Thương cả cho đời bạc, Mưa Nhã Nam; tiểu thuyết: Tuổi hai mươi yêu dấu, Tiểu Long Nữ, Gạ tình lấy điểm, tiểu luận: Giăng lưới bắt chim; và một số tuyển tập truyện ngắn và kịch khác.
Nhà văn nước ngoài
SALOMON GESSNER (1.4.1730 – 2.3.1788): Nhà văn Đức, người Thụy Sĩ, một trong những nhà văn nổi tiếng nhất châu Âu của thế kỷ XVIII, tác giả của những bài thơ diễm tình tuyệt vời. Tác thẩm thơ: Gedichte. Ông còn là một họa sĩ, thợ điêu khắc tài hoa.
ÉMILE ZOLA (Emile Edouard Charles Antoine Zola; 02.4.1840 – 28.9.1902): Nhà văn Pháp, một trong những tác giả nổi tiếng nhất vào ba thập niên cuối thế kỉ XIX. Hai mươi tập Rugon-Makkary là thành tựu văn học quan trọng nhất của Zola. Tác phẩm khác: Teresa Raquin; Ba thành phố (Lourdes, Rome, Paris); và Bốn kinh Phúc âm (chưa hoàn thành).
YURI MARKOVICH NAGHIBIN (Ю. М. НАГИБИН; 03.4.1920 – 17.6.1994): Nhà văn Nga. Sáng tạo của ông rất đa dạng nhưng nổi tiếng nhất là truyện ngắn. Tác phẩm:Người từ Mặt trận; Trái tim lớn; Cây sồi mùa đông; Trước ngày lễ; Mùa xuân sớm; Xa và gần; Đừng để anh ấy chết; Trái tim xa lạ; Ngõ tuổi thơ của tôi v.v. Các tác phẩm của ông được dịch nhiều ra tiếng Việt.
IVAN MIKHAILOVICH KASATKIN (И. М. КАСАТКИН; 04.4.1880 – 21.4.1938): Nhà văn Nga, bị thanh trừng. Tác phẩm: Truyện rừng; Cuộc đời của Petrunkin; Gió mùa thu; Bài ca của sói; Lesovitsa; Unzhaki; Những chú nai. Tập truyện Trước bình minh xuất bản 1977, sau khi ông được minh oan.
ARTHUR HAILEY (05.4.1920 – 24.11.2004): Nhà văn Anh quốc tịch Canada. Tác phẩm của ông, mô tả những nhân vật bình thường nhưng khi bị đẩy vào hoàn cảnh bi hùng đã vượt lên thành một số phận khác, đã được xuất bản trên 40 nước với hơn 170 triệu bản. Các tiểu thuyết: Lời chẩn đoán cuối cùng; Phi trường; Trong khách sạn; Bản tin chiều…
WILLIAM WORDSWORTH (07.4.1770 – 23.4.1850). Nhà thơ Anh trường phái Vùng Hồ. Đối với lịch sử thơ ca Anh, Vordsvort là một trong những nhà cách tân ngôn ngữ thi ca dũng cảm nhất, đưa ngôn ngữ thơ đến gần với ngôn ngữ đời thường. Tác phẩm: Tội lỗi và nỗi đau; Căn lều bị phá huỷ; Những người sống ở biên giới; Ballad trữ tình; Sonet dâng tặng nền tự do và độc lập dân tộc…
DMITRI IOSIFOVITR GULIA (Д. И. ГУЛИА – 21.2.1874 – 07.4.1960): Nhà thơ nổi tiếng, người sáng lập nền văn học Abkhazia. Chủ tịch Viện Hàn lâm ngôn ngữ và văn học Abkhazia. Viết sách Chữ cái Abkhazia và Lịch sử của Abkhazia, dịch tác phẩm của các nhà thơ kinh điển Nga sang tiếng Abkhazia.
ALBERT EHRENSTEIN (23.12.1886 – 08.4.1950): Nhà thơ, nhà văn, dịch giả, nhà phê bình Áo, sau di tản sang Thụy Sĩ và từ đó sang New York. Tác phẩm: truyện vừa Tubuch; Một chú mèo tự tử; tập thơ Tiếng gào nhân loại.
GIORGIO BASSANI (4.3.1916 – 13.4.2000): Nhà văn, nhà thơ Italia. Chủ đề quán xuyến trong văn xuôi Bassani là mảnh đất quê hương mình, thể hiện trong tác phẩm đáng kể nhất Tiểu thuyết của Ferrara. Các tác phẩm khác: Những câu chuyện Ferrara; Vườn của Finzi-Contini; Đằng sau cánh cửa; Người chủ ấp; Chuyện của những người nghèo khó si yêu; Te lucis ante; Đúng âm vận và không.
NIKOLAI ALFREDOVITR ADUEV (Н. А. АДУЕВ; 15.9.1895 – 11.4.1950): Nhà văn, nhà thơ trào phúng Nga, tác giả của rất nhiều thơ trào phúng, các kịch bản ca kịch: Akulin của Kovner, Những chàng rể của Dunaevski, Đại uý thuốc lá của Scherbachev. Cùng với nhà thơ và nhà viết kịch A.M. Argo tạo lời mới cho các ca kịch cổ điển: Zhirofle-Zhiroflya của Lecoq, Elena tuyệt vời và Orpheus dưới địa ngục của Offenbach, v.v…
JEAN-PAUL SARTRE (21.6.1905 – 15.4.1980): Nhà văn, nhà triết học Pháp, được nhiều người tôn là “bậc thầy tư tưởng” của Châu Âu hiện đại. Giải Nobel văn học năm 1964. Các tác phẩm: triết học: Hữu thể và Hư vô; Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân văn; Phê phán lí trí biện chứng, tiểu thuyết và truyện ngắn: Buồn nôn; Bức tường; kịch Ruồi; Cô gái điếm khuôn phép…
SERGEI PAVLOVITR ZALƯGIN (С. П. ЗАЛЫГИН, 6.12.1913 – 19.4.2000): Nhà văn Nga. Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Anh hùng Lao động, Giải thưởng Nhà nước Liên Xô. Tác phẩm: các tập truyện ngắn Những truyện ngắn; Những truyện ngắn phương Bắc; truyện vừa Nhân chứng; Trên Irtưsh; tiểu thuyết Đất mặn; Những đường mòn Altai; Một Uỷ ban; Sau dông tố…
ALEJO CARPENTIER (26.12.1904 – 25.4.1980): Nhà văn lớn của Cuba và châu Mĩ Latinh. Tiểu thuyết của ông có tầm cỡ tiểu thuyết sử thi và đạt tới nghệ thuật bậc thầy. Các tác phẩm: Ecue-Yamba-O; Vương quốc trần gian; Những dấu ấn đã mất; Thế kỉ Ánh sáng; Sự tráo trở của phương pháp… nhiều tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Việt.
BRUNO APITZ (28.4.1900 – 07.4.1979): Nhà văn Đức, dưới thời Hitler bị cầm tù 8 năm trong trại tập trung Buhenvald. Tác phẩm nổi tiếng nhất Trần trụi giữa bầy sói (1958) đem lại cho ông vinh quang khắp thế giới, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ông được nhận Giải thưởng Nhà nước CHDC Đức.
Xuân Kiên
Nguồn: Sách lịch Đông Tây
Xem thêm: