Trong số các Giải Nobel thì Giải Nobel Văn học được quan tâm hơn hết, bởi nó có tác động sâu sắc nhất đến nhiều người và, về lâu dài, đến cả nhân loại.

Giải Nobel Văn học tôn vinh một nền văn học của một quốc gia
Giải Nobel Văn học không chỉ là sự thừa nhận những thành tựu tư tưởng và nghệ thuật xuất sắc của các nhà văn được giải, mà còn tôn vinh một nền văn học của một quốc gia, của một cộng đồng ngôn ngữ đã sản sinh ra tác giả được giải. Và, như vậy, Giải Nobel Văn học là minh chứng cho sự trưởng thành của quốc gia đó, của cộng đồng ngôn ngữ đó và những đóng góp của nó cho toàn nhân loại.
Trong lịch sử hơn một thế kỷ qua, có rất ít nhà văn được giải trong lần đề cử đầu tiên, mà thường “bị” xét đi xét lại có khi tới 5-6 năm và lâu hơn nữa.
Trong thực tế, Viện Hàn lâm Thụy Điển căn cứ trên toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn để trao giải chứ không phải dựa vào chỉ một tác phẩm xuất sắc cụ thể.
Không hẳn là thước đo tuyệt đối chuẩn xác
Và một điều cũng cần phải nói là, Giải Nobel Văn học không hẳn là thước đo tuyệt đối chuẩn xác để thẩm định giá trị và tài năng của một nhà văn.
Đã có những tác giả với tài năng và tên tuổi lẫy lừng không thể không thừa nhận đã bị Giải Nobel bỏ qua, như A. Trekhov, L. Tolstoi, M. Proust, J. Joice, H. Ibsen, hoặc nhà văn Pháp gốc Czech hiện đang còn sống là M. Kundera, nhà văn Nhật Bản Murakami Haruki… Và cũng có những tác giả được Giải Nobel tôn vinh nhưng cùng với thời gian đã dần dần bị quên lãng.
Tuy nhiên, nhìn chung mà nói, các nhà văn được nhận Giải Nobel đều là những tài năng nghệ thuật xuất chúng, đồng thời cũng là những nhân cách đáng trọng. Họ là những nhà tư tưởng, những người phấn đấu cho lí tưởng tự do, dân chủ, những người yêu nước và yêu nhân loại. Mặt khác, do hoàn cảnh xuất thân khác nhau, môi trường văn hóa khác nhau, nên họ là những tính cách, những cá tính rất khác nhau. Và, do thế, mà con đường đi đến Giải Nobel của họ cũng có những đặc điểm khác nhau.
Nguồn: TTVHNN Đông Tây
Xem thêm: