Ernest Hemingway
Ernest Hemingway (21 tháng 7 năm 1899 – 2 tháng 7 năm 1961)

Trước đây hơn nửa thế kỷ, sau khi hoàn thành tám tiu thuyết, cưới ba bà v, đt mt gii Nobel Văn học, Ernest Hemingway t bn vào đu mình. Đó là kết thúc ca mt macho (từ có gc là tiếng Tây Ban Nha, người đàn ông giàu nam tính, NHT) chng h biết s gì hơn là mt trang giy trng.

Ernest Hemingway
Ernest Hemingway (21 tháng 7 năm 1899 – 2 tháng 7 năm 1961)

Đơn giản là thế, nhưng nó lại có thể dẫn đến cái chết: “Tất cả những gì mi phải làm là viết một câu thật. Hãy viết câu thật nhất mà mi biết”. Mỗi người viết văn, người thật sự viết, nên gắn câu đó lên trước màn hình máy vi tính của mình.

Câu này có từ thời máy chữ, nhưng đến nay vẫn nguyên giá trị. Đối với Ernest Hemingway nó mang nghĩa cứu mạng chừng nào có còn tác dụng và giữ cho bóng tối ở xa mình. Nhưng đến lúc nào đó thì câu đó không còn tác dụng nữa, và bóng tối thắng thế.

Gã mê đắm cái chết

Viết là vấn đề nằm giữa sống và chết. Từ lúc ở Paris, ông bắt đầu rời nghề báo để viết văn, nhưng mang trang bị của nó vào văn chương, cái chính xác và sự chú ý lắng nghe ngôn ngữ thường dùng và đoạn nghỉ. Những đoạn nghỉ cũng quan trọng như lời nói. Còn quan trọng hơn.

“Chết khó không hở bố?”“Không, bố nghĩ, nó khá dễ, Nick ạ. Tùy thuộc”. Rút từ Những câu chuyn ca Nick Adam (Nick Adams Stories).

Như ở truyện ngắn Một tiệm café sch s, sáng sa:

Tuần ri hn t sát ht”, người hu bàn này bo. “Tại sao?”“Do thất vng”“V cái gì?” “Chng v gì cả”“Làm sao mi biết là chng có gì?” “Hắn có c m tin”.

Những câu ngắn, trong sáng trong đêm mưa, ông còn đi săn, cả đời dưới tán cây keo trên nền đất đỏ Phi châu hay quán ba Venedig hay chiến trường Guadalajara.

Nghĩa là từ thời đó, khi mọi sự bắt đầu, ông ngồi trên căn phòng áp mái của mình ở Paris và dồn nghị lực vào nghệ thuật bằng những khẩu lệnh hành quân kỳ quặc này. Khi ông tình cờ không dậy Ezra Pound (nhà thơ hiện đại Mỹ, sinh 30/10/1885 ở Hailey, bang Idaho, Hoa Kỳ; mất 1/11/1972 ở Venedig, Italia, NHT) đấm bốc hay để ông ta loại các tính từ ra khỏi các bài văn của mình hay đàm đạo với Picasso về cuộc đấu bò tót hay đứng trước một bức tranh của Cézanne mà thề: viết hệt như hắn vẽ, rút về cái cốt lõi.

Nghĩa là từ thời đó, vào những năm hai mươi thế kỷ trước, đã xuất hiện tới khỏang 90% của cách viết văn và viết báo hiện đại mà ngày nay chúng ta đọc.

Ông phân tán suy nghĩ của mình, bóp mạnh quả cam cho nước cam bắn vào lửa để nó réo lên, ông nhìn ra cửa sổ lên trên thành phố với những đường nét kéo dài và cố chế ngự nỗi hỏang sợ, vì ngay từ thời đó ông đã cảm thấy cõi hư vô mà nó có thể trông như một tờ giấy trắng.

“Đừng lo lắng gì”, ông tự nhủ, “cho đến nay mi vẫn viết và bây giờ mi cũng vẫn có thể viết”. Rồi đến: “Tất cả những gì mi phải làm là viết một câu thật”.

Khi không còn câu nào trong những câu này nảy sinh trong đầu ông, gần bốn thập niên với tám tiểu thuyết và số ký sự và truyện ngắn không đếm xuể và ba cuộc hôn nhân và một giải Nobel, sau này, thì sự việc diễn ra thực nhanh. Ông mò mẫm xuống hành lang ngôi nhà mình ở Idaho, chân trần, áo choàng mặc trong nhà, ngắm nòng khẩu súng săn vào đầu và…bùm bắn tung đầu mình đi. Ông mới 61 tuổi, sinh 1899, chết 1961, chỉ 61 năm ông sống ở thế kỷ này nhưng điều đó càng là thế kỷ của ông. Ông là người đàn ông Mỹ, luôn chiến đấu đúng chiến hào, đại lượng và to mồm, sẵn sàng hy sinh và quân tử và vãn luôn trữ tình.

Khi Hemingway lấy khẩu súng săn từ tủ ra, ông hoàn toàn không cố làm như có vẻ một tai nạn. Để làm gì. Một sự thật cuối cùng. Mặt Trời vừa lên nhưng nó không đủ sáng để xua đuổi cái bóng của nó trong nhà ông, trong cuộc đời ông. Ngay bố ông cũng đã tự sát, những người khác trong gia đình này sẽ đi theo, cứ như thể một lời nguyền.

Ông quá vội vã. Tự sát luôn là mạo hiểm, vì vẫn có thể đến khác đi. Di cảo cho thấy, ngay ở cuối đời, những câu thật, nghĩa là hoàn hảo, vẫn luôn đến với ông. Nhưng chỉ một câu thật thôi đã là đủ!

Vâng ông luôn là vị anh hùng của tất cả chúng ta.

Ernest Hemingway
Ernest Hemingway và khẩu súng săn của mình

Ernest Hemingway và những câu văn thật

Từ rất sớm, ông đã phát minh ra “New Journalism-Làm báo kiểu mi”với những câu búa bổ, trần trụi, ông biến mình thành nhân vật hành động. Nhưng trước hết là: tốc độ. Cách viết tốc ký nhanh đến nghẹt thở này thật là phát minh mà nghề báo đã ban tặng nghề văn. Chỉ cần đọc một trạng của Hemingway đã nhận được cảm giác để không làm thui chột nét trong sáng và cách hành văn.

Bố ông vốn là một bác sĩ Thanh giáo đã truyền cho ông thú đi săn, mẹ ông, ca sĩ, tình yêu môn trình diễn. Ông tự tạo cho mình các giấc mơ làm người hùng. Mới 19 tuổi ông tham gia Thế chiến Một, còn kịp cắm một trăm mảnh lựu đạn vào người mình khi làm lái xe cứu thương tại mặt trận biên giới Áo-Italia. Nhưng nhanh chóng, ông trở lại châu Âu, ở tư cách phóng viên, lần này đến Paris, vì tất cả mọi người đều đến đó, John Dos Passos (nhà văn Mỹ, sinh 14. tháng giêng 1896 ở Chicago; mất 28. tháng chín 1970 ở Baltimore), Scott Fitzgerald (ca sĩ người Anh, sinh 28. tháng tư 1948 ở Glasgow, Schottland), Ezra Pound.

Ở đó trước hết ông mô tả lũ trẻ Mỹ ngụ cư với những cuộc nhậu nhẹt và tán gái, nỗi trống trải và những bước tỉnh ngộ hậu chiến ở cuốn tiểu thuyết “Fiesta”của ông. Những câu ngắn, tuyên ngôn chống trí thức. Jake Barnes, nhân vật chính của Hemingway trong “Fiesta”có một vấn đề khác. Ông ta liệt dương. Cuốn thuyết tiểu này còn đưa Hemingway về với tình yêu môn đấu bò tót, các nghi lễ chiến đấu và máu, môn vũ điệu của Thần Chết giữa người đấu bò với con vật.

Hemingway mê đắm cái chết, cả cuộc đời ông. Ông phải lòng cái chết, gọi nó là con điếm của mình. Ông thích chiến tranh vì lẽ đơn giản: “ở đó mỗi ngày, mỗi đêm đều có xác suất cao bị giết và không còn phải viết nữa”. Bị giết để không còn phải viết nữa. Nhưng đồng thời ông bảo viết là công việc duy nhất làm ông hạnh phúc, Cái chết và nghiệp viết là những hằng số của cuộc đời siêu đầy này, tất cả những cái khác đều là việc làm phân tán và nhiễu và ngẫu nhiên. Vậy phát súng trước đây nửa thế kỷ đã đặt cái điểm kết thúc duy nhất có thể cho cuộc đời này. Người thợ săn đi giết chính mình.

Ernest Hemingway
Ernest Hemingway và chiến lợi phẩm sau một cuộc đi săn

Tiếp cận Thần Chết là cảm hứng để ông viết văn. Tiếp cận Thần Chết ở các chuyến đi làm ký sự ở cuộc chiến tranh Thổ-Hy Lạp, ở cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, ở trận phản công Normandie.

Nay thì Hemingway đã là tên cho tiệm rượu, cho áo phông, cho văn học dân gian. Có lẽ đã rất nhọc nhằn cho ông khi phải nhập vai Hemingway, trước chính mình và trước đồng nghiệp. Ông đã là siêu sao. Có một lúc nào đó, khi ông lại chằm chằm nhìn vào bóng tối, ông rên rỉ trong một bức thư: “Tôi chẳng muốn làm gì hơn là nhà văn và được coi là như vậy”. Rất nhọc nhằn. Rõ ràng, cho một người uống nhiều đến mức gần như trầm uất, điên lọan về cái vĩ đại rồi thối chí, một cuộc đời giằng xé giữa ánh hào quang và những vết đen. Ông thưởng thức những dòng tít, trái lại các bài phê bình lại lôi ông ngay từ dưới chân lên. Vì ông vốn được nuông chiều. Ngay sau tiểu thuyết thành công đầu tiên Fiesta (1926) ông đã tiếp tục với cuốn tiểu thuyết chín chắn hơn nhiều về Thế chiến mt nước khác (1929). Đó là một chuyện tình bi thảm, một cuộc săn tìm lý tưởng. Nét duyên dáng dưới sức ép, một kiệt tác.

Rồi còn phải thời gian trôi qua để ông thành công với cuốn kế tiếp. Ông bị dày vò bởi những nỗi sợ khi ông cảm thấy mình cạn kiệt những câu thật. Sau bài phê bình cuốn sách về nghề săn “Những mảnh đồi xanh châu Phi”(1935) ông viết ghi chú: “Tôi cảm thấy hết sức trống rỗng và không còn có giá trị gì nữa, cứ như tôi chẳng bao giờ còn làm tình, chiến đấu hay viết được nữa và trên thực tế là đã chết rồi”. Sẽ là thừa để nói là “Những mảnh đồi”có rất nhiều đoạn tràn trề sức mạnh và Mặt Trời và thơ ca và những câu tưởng niệm hay nhất cho một con bò rừng vừa bị hạ: “Nó bốc mùi thuần khiết và tuyệt hảo như hơi thở của gia súc và mùi thơm của húng tây sau cơn mưa rào”.

Chúng ta còn được thấy bốn người đàn bà của ông, mà ông thủy chung với họ chừng nào cuộc tình còn tồn tại. Tất cả họ đều kiêu sa và độc lập và tuyệt mỹ. Tất cả, chỉ trừ một, đều là những nhà báo tầm cỡ. Họ đều ngang tài ngang sức. Ông cần họ. Trong các cuốn tiểu thuyết của ông đó là những người phụ nữ mạnh mẽ và bền vững, còn đàn ông là những chiến binh đã bị thương tổn trên trận địa của kẻ bại. Jake Barnes trong “Fiesta” liệt dương. Harry Morgan trong “Có và không có” bị bắn trên chiếc thuyền buôn lậu của mình. Bác ngư phủ Santiago trong “Ông già và biển cả” thua cuộc tay trắng từ biển cả trở về.

Liên quan đến vấn đề này, câu hỏi quan trọng, nhất là bạn đọc nữ: liệu có phải Ernest Hemingway mắc bệnh đồng giới chăng? Tất cả các dấu hiệu đều chỉ theo hướng đó, bởi lẽ chí có kẻ cần giấu giếm điều gì đó mới phải liên tục chứng minh nam tính của mình.

Hay? Ông chẳng từng mô tả người đấu bò “xăng pha nhớt”. Hoặc hồi ức của bà vợ ông Mary về các vai phải đóng? Vớ vẩn. Câu hỏi ngược: Liệu mỗi nhà văn đều phải có trong mình cả hai giới tính chăng? Liệu Shakespeare không hề viết những bài thơ tình tứ cho một chàng trai trẻ chăng. Hay Goethe không làm thơ về những lầm lẫn trong Bi ca La Mã?

Nhà phê bình văn học Max Eastman từng viết: “Sự thật là Hemingway thiếu độ tin cậy rằng ông là một người đàn ông theo đúng nghĩa… Ông đã tạo ra lối viết văn học để trưng những lông lạ trước ngực”.

Trong tiểu thuyết Vườn Thượng Uyn ông kể về cuộc tìm kiếm những câu thật: … “Ông lại rơi vào khang trng hoàn toàn. Ông không còn kh năng viết cái câu l ra phi kế tiếp, du ông vn biết nó. Ông li viết mt câu mi, đơn gin, và ông chng còn có th dn câu tiếp theo lên giy. Ông cứ thế tiếp tc trong bn tiếng đng h, trước khi nhn thc được rng, quyết tâm là vô nghĩa đi vi nhng gì xy ra đây…

 Còn trong mô tả cuộc đấu tranh mang tính sử thi giữa Con người và Tạo hóa, ở đó vấn đề xoay quanh nhiều hơn là mẻ săn, mà về tất cả, về danh dự và kiêu hãnh, về tâm linh và ý nghĩa cuộc đời.

Mi giết ta, cá , ông già nghĩ. Nhưng mi có quyn làm vic đó. Chưa bao gi ta thy cái gì đó vĩ đi hơn và cao đẹp hơn, hay bình thn hơn hay đáng quý hơn là mi, người anh em . Hãy c đến đây mà giết ta. Đi vi ta là như nhau, ai giết ai”.

Câu chuyện gồm toàn những câu thật vang lên như thế. Nó chỉ có 26500 từ nhưng lại tạo ra thiên anh hùng ca thế kỷ. Ông già Santiago suýt chết trong cuộc đấu vì con cá lớn đó; những con cá mập cuối cùng chiếm được mẻ săn của ông, ông trở về với bàn tay đầy vết xước, mang theo về túp lều của mình cột buồm theo truyền thống. Ông đổ ngã trên đường hệt như Đức Chúa trên thánh giá. Rồi ông đứng dậy để sống và kể chuyện.

Ernest Hemingway đã cho chúng ta nghệ thuật của những câu thật. Lẽ ra ông còn có thể tiếp tục như vậy mãi. Hình mẫu cho nhân vật Santiago là ngư phủ Gregorio Fuentes. Ông này chết năm 2002 tại Cuba ở tuổi 104. Có lẽ ông chẳng bao giờ bắt được con cá mà Hemingway kể trong truyện của ông.

Ngụy Hữu Tâm

Xem thêm: Martin du Gard, nhà văn của nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here