Trong lịch sử, văn học có tác dụng quan trọng tới sự chuyển biến văn hóa tư tưởng qua đó mà thay đổi ít nhiều diệm mạo xã hội. Dưới đây là danh sách những nhà văn Việt Nam và thế giới sinh tháng 6.

Nhà văn Việt Nam
HOÀNG MINH CHÂU (06.6.1930): Nhà thơ, nhà văn, quê Hưng Nguyên, Nghệ An. Tác phẩm chính: tập thơ: Biến đổi, Mở đường; Hoa Mười giờ; Mai này năm ấy; Xôn xao; Thơ và em; văn: Biệt danh Q.C; Bài học tình yêu; Cô cháu cùng nghe ; Trung Hoa du kí; tiểu luận: Bàn về thơ; Nghĩ về nghề, ghi về bạn…
PHAN VĂN TRỊ (1830 – 22.6.1910): Nhà thơ, chí sĩ, quê huyện Bảo An, tỉnh Gia Định, nay thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Đậu Cử nhân nhưng không chịu ra làm quan, mà mở trường dạy học. Tác phẩm: Thơ tự thuật (Nôm), và còn gần 100 bài thơ khác như Con mèo; Cái cối xay; Hột lúa; Con rận, nổi tiếng với chùm họa lại 10 bài thơ của Tôn Thọ Tường.
LÊ BẦU (23.6.1930 – 7.2.1009): Tên thật là Lê Văn Bầu, nhà văn, dịch giả, quê Khoái Châu, Hưng Yên. 2 Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Các tác phẩm: truyện ngắn: Dòng sữa trắng; Hai người buồng bên kia; Hoàng hậu vàng anh; tiểu thuyết: Ngã ba cô đơn; Độc hành; dịch: Thị trấn Phù Dung; Quỷ thành; Trở về; Nỗi hoài hương dằng dặc, Truyện Mạc Ngôn v.v…

Nhà văn nước ngoài
DAVID SAUILOVITR SAMOILOV/KAYFMAN (Д. С. САМОЙЛОВ /КАУФМАН/ – 01.6.1920 – 23.2.1990): Nhà thơ, dịch giả Nga. Giải thưởng Nhà nước Liên Xô. Các tập thơ: Những đất nước gần gũi; Vượt đèo thứ hai; Những ngày; Sóng và đá; Tin tức; Vịnh; Giọng nói sau đồi. Ông còn dịch từ tiếng Hungari, tiếng Litva, tiếng Ba Lan, tiếng Czech và từ ngôn ngữ các dân tộc Liên Xô sang tiếng Nga.
DONATIEN ALPHONSE FRANÇOIS DE SADE (02.6.1740 – 2.12.1814): Nhà văn Pháp, hầu tước. Hơn 27 năm sống trong nhà tù. Các tác phẩm: Đối thoại giữa linh mục và kẻ hấp hối; 120 ngày của Sodom; Bất hạnh của nhà hảo tâm. Cuốn Eugene de Franval – một trong những kiệt tác của thể loại truyện ngắn Pháp.
THOMAS HARDY (02.6.1840 – 11.1.1928): Nhà thơ, nhà văn Anh. Tác phẩm: truyện kí: Về việc áp dụng gạch màu và đất nung trong kiến trúc hiện đại; truyện ngắn: Làm thế nào tôi xây cho mình một ngôi nhà; tiểu thuyết: Các phương cách tuyệt vọng; Dưới cây xanh hay Đội đồng ca Mellstok. Nổi tiếng nhất là tiểu thuyết Xa đám đông điên loạn.
STEPHEN CRANE (01.11.1871 – 05.6.1900): Nhà văn, nhà báo Mĩ, người theo chủ nghĩa hoà bình. Tác phẩm: tiểu thuyết Maggie, cô gái ăn sương; Dấu hiệu đỏ của lòng dũng cảm; tập truyện ngắn Con tàu không mui; Tên quái ác. Ông còn là một phóng viên chiến trường với những phóng sự xuất sắc.
HENRY (11.9.1862 – 05.6.1910): Tên thật là William Sydney Porter, nhà văn Mĩ, tác giả của những truyện ngắn nổi tiếng có tính hài hước tinh tế và sự kết thúc bất ngờ. Ông viết tất cả là 273 truyện ngắn, Toàn tập tác phẩm của O.Henry gồm 18 tập. Một số tập truyện chính: Bắp cải và vua chúa; Bốn triệu; Tiếng nói của thành phố; Những sự lựa chọn; những con đường của số phận; Hỗn loạn Quà tặng của các nhà hiền triết… Một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của O.Henry là Chiếc lá cuối cùng.
HENRY VALENINNE MILLER (26.12.1891 – 07.6.1980): Một trong những nhà văn Mĩ lớn nhất của thế kỷ XX. Tác phẩm: bút kí đi đường: Bậc vĩ nhân của Maroussi; tiểu thuyết: Bắc Chí tuyến; Nam Chí tuyến; Sự hành hình trấn định tâm (bộ ba gồm các tiểu thuyết Sexus, Plexus và Nexus).
JOHN W. CAMPBELL (08.6.1910 – 11.7.1971): Nhà văn với vinh quang tạo nên “Thế kỉ Vàng” của văn chương khoa học giả tưởng Mĩ. Tiểu thuyết Ai đi đấy? của ông là một trong những tác phẩm khoa học giả tưởng – kinh dị hay nhất. Tên John Campbell được đặt cho hai giải thưởng tiểu thuyết khoa học giả tưởng hay nhất và cho nhà văn giả tưởng mới xuất sắc nhất.
CHARLES DICKENS (7.02.1812 – 09.6.1870): Nhà văn lớn của Anh, cây bút hiện thực xuất sắc miêu tả tài tình xã hội Anh nửa đầu thế kỉ XIX. Các tác phẩm chính: Truyện phiêu lưu của Pickwick; Oliver Twist; Bút kí về nước Mĩ; Martin Chuzzlewit; David Copperfield; Ngôi nhà lạnh lẽo; Thời buổi khó khăn; Cô bé Dorrit…
LUIZ DE KAMOENS (~1524/25 – 10.6.1580): Nhà thơ, đại diện lớn nhất của thời Phục hưng Bồ Đào Nha. Tác phẩm chính: kịch Filodemo; Hoàng đế Seleucus; trường ca sử thi: Luziady. Luziady là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của chủ nghĩa nhân đạo thời kì Phục hưng, có một vai trò đáng kể trong sự hình thành xu hướng hiện thực trong thơ ca.
ELSA TRIOLET (24.9.1896 – 16.6.1970): Tên thật là Ella Yurievitr Kagan, nhà văn và dịch giả Pháp gốc Nga, Giải Goncourt văn học. Lúc đầu viết bằng tiếng Nga: Tahiti; Dâu tây; viết bằng tiếng Pháp: Têrezơ, xin chào; Ngàn điều hối tiếc; Con ngựa trắng; Những quyển vở chôn dưới gốc anh đào; Chỗ toạc rách đầu tiên tốn 200 frăng; Sáu người trong bọn họ; Con ngựa hung; Hò hẹn của những người khách lạ; Thời đại ni lông; Không khi nào; Hoạ mi ngừng hót lúc rạng đông v.v. Bà còn viết kịch bản phim, dịch các tác phẩm văn học Nga sang tiếng Pháp.
LEV ABRAMOVITR KASSIL (Л. А. КАССИЛЬ, 10.7.1905 – 21.6.1970): Nhà văn Nga. Ông viết nhiều tác phẩm xuất sắc dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Tác phẩm: truyện kí: Đài thiên văn; Thuyền tự hành; các truyện vừa: Sổ theo dõi; Shvambrania; tiểu thuyết cho trẻ em và thanh thiếu niên: Thủ môn của nước Cộng hòa; Nước đi của Hậu trắng; Rạng đông sớm; Đường phố người con trai út…
LEONID NIKOLAEVITR MARTƯNOV (Л. Н. МАРТЫНОВ, 22.5.1905 – 21.6.1980): Nhà thơ, dịch giả Nga. Giải thưởng Nhà nước Nga, Giải thưởng Nhà nước Liên Xô Tác phẩm: tập thơ: Lukomorie; Họ mạc; Ngoa dụ; Nguồn vàng dự trữ ; hồi kí: Những chiến hạm hàng không; dịch các tác phẩm từ tiếng Latvia, Ba Lan, Hungari và các ngôn ngữ khác sang tiếng Nga.
JEAN ANOUILH (23.6.1910 – 3.10.1987): Nhà soạn kịch Pháp, thuộc loại tác gia kịch truyền thống nhưng có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật kịch. Tác phẩm chính: Khách đi đường không hành trang; Vũ hội của bọn trộm cắp; Roméo và Jeannette; Bồ câu; Kẻ khờ khạo; Sơn ca…
LEON KRUCZKOWSKI (28.6.1900 – 01.8.1962): Nhà văn, nhà soạn kịch Ba Lan. Ông là người cách tân trong sáng tác tiểu thuyết, mở ra con đường đi đến chủ nghĩa hiện thực trong văn học Ba Lan. Tác phẩm chính: tiểu thuyết: Kordian và người dân quê; Lông công; kịch: Những người Đức; Juliux và Eten; Những ngày tự do đầu tiên…
ANTOINE DE SAINT-EXUPÉRY (29.6.1900 – 31.7.1944): Nhà văn, phi công Pháp với tác phẩm Hoàng tử bé chinh phục triệu triệu con tim. Sự nghiệp văn chương của nhà văn gắn liền với cuộc đời hoạt động trên bầu trời của ông. Tác phẩm chính: Chuyến thư miền Nam; Bay đêm; Quê xứ con người; Phi công thời chiến…
Xuân Kiên
Nguồn: Sách lịch Đông Tây