Những nhà văn giữ vai trò quan trọng trong lịch sử thế giới. Một số người mà tác phẩm của họ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư tưởng và văn hóa con người qua nhiều thời đại. Dưới đây là danh sách Những nhà văn nổi tiếng Việt Nam và thế giới sinh tháng 10.
VIỆT NAM
BÙI MINH QUỐC (03.10.1940): Bút danh Dương Hương Ly, nhà thơ, sinh tại Sơn La, quê huyện Mỹ Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Tác phẩm: tập thơ: Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ; Đôi mắt nhìn tôi; Thơ tình Bùi Minh Quốc; Ru xa; tiểu thuyết: Hồi đó ở Sa Kỳ; Chuyện của người khách lạ; Nhạc lá; truyện: Miền thẳm; truyện ngắn: Một lúc một đời.
TỐ HỮU (04.10.1920 – 09.12.2002): Tên thật là Nguyễn Kim Thành, nhà thơ, quê Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế. Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam, Giải thưởng Văn học ASEAN, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Các tập thơ: Việt Bắc; Gió lộng; Ra trận; Máu và hoa; Một tiếng đờn.
CHÂN KHÔNG THIỀN SƯ (? – 05.10.1100): Tên thật là Vương Hải Thiềm, quê làng Phù Đổng huyện Tiên Du, Bắc Ninh, nay thuộc Hà Nội. Ông làu thông sử sách, nghiên cứu đạo Phật một cách uyên thâm, giảng kinh Pháp hoa trong cung vua Lý Nhân Tông. Tác phẩm còn lại: một bài kệ Diệu bản.
CAO NGỌC ANH (12.12.1878 – 10.10.1970): Tên thật là Cao Thị Hoà, nữ văn sĩ, quê Diễn Châu, Nghệ An, nổi tiếng về tài thơ văn mẫn tiệp. Sáng tác của bà được tập hợp tập Khuê sầu thi thảo.
NGUYỄN LƯƠNG NGỌC (10.10.1910 – 31.10.1994) nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, quê Gia Khánh, Ninh Bình. Tác phẩm: kịch: Cái đèn; Gia đình họ Bạch; tiểu thuyết: Số phận một quả chuông; hồi kí: Nhớ bạn; nghiên cứu, lí luận: Mấy vấn đề nguyên lí văn học; Cơ sở lí luận văn học (chủ biên)…
LÊ ĐỨC THỌ (10.10.1911 – 13.10.1990): Tên thật là Phan Đình Khải, nhà thơ, quê huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định. Tác phẩm: các tập thơ: Trên những nẻo đường; Đường ngàn dặm; Nhật ký đường ra tiền tuyến.
TRẦN HOẢNG (13.10.1240 – 03.6.1290): Nhà thơ, vua thứ hai triều Trần, quê phủ Thỉên Trường nay thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba. Tác phẩm: Di hậu lục; Cơ cầu lục; Thiền tông liễu ngộ ca; Phóng ngưu; Chỉ giá minh. Đáng chú ý nhất là bài Hạnh Thiên Trường hành cung.
DƯƠNG LÂM (19.01.1851 – 17.10.1920): Nhà văn, nhà thơ, em ruột Dương Khuê, quê huyện Sơn Minh, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Ứng Hoà, Hà Nội). Tác phẩm: tập thơ: Vân Đình thi văn tập; tập văn: Vân Đình văn tập; sách giáo khoa: Ấu học Hán tự tân thư, Trung học ngũ kinh toát yếu.
ĐẶNG VĂN KÝ (17.10.1940 – 2002): Nhà văn, quê Thanh Chương, Nghệ An. Tác phẩm: truyện ngắn: Những ngày trung du; truyện vừa: Đứa con của đại ngàn; Chuyện tôi và các bạn; Bí mật suối Seo Cờ; tiểu thuyết: Miền đời khao khát; Ngổn ngang nơi trần thế; Nhà có thuốc thần; truyện kí: Vườn hoa giữa núi; phóng sự điều tra: Đôi bạn tù…
NGUYỄN MINH CHÂU (20.10.1930 – 23.01.1989): Nhà văn, quê Quỳnh Lưu, Nghệ An. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Tác phẩm: tập truyện ngắn: Những vùng trời khác nhau; Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành; Cỏ lau; tiểu thuyết: Dấu chân người lính; Miền cháy; Lửa từ những ngôi nhà; Những người đi từ trong rừng ra; Mảnh đất tình yêu. Ông còn có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi.
TRẦN LÊ VĂN (21.10.1920 – 2005): Tên thật là Trần Văn Lễ, sinh tại TP Nam Định, Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam. Tác phẩm: tập thơ: Rừng biển quê hương (in chung); Giàn mướp hương; Tiếng vọng; bút kí: Thung mơ Hương Tích; Sông núi Điện Biên; Gương mặt Hồ Tây.
NGÔ THÌ SĨ (15.7.1726 – 22.10.1780): Nhà thơ, nhà sử học, tự Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong, quê huyện Thanh Oai nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội. Ông là cha của Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Ngô Thì Trí, Ngô Thì Hương đều là những danh sĩ, nhà thơ, nhà văn. Tác phẩm: Việt sử tiêu án; Anh ngôn thi tập; Quan lan thi tập; Thanh động tập; Khuê ai lục; Cách tệ sách…
THÁI CAN (22.10.1910 – 1996): Nhà thơ, tốt nghiệp bác sĩ năm 1940, quê huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông cộng tác với các báo Phong hoá, Hà Nội, Tiểu thuyết thứ bảy, Tiểu thuyết thứ năm và Văn học tạp chí. Tác phẩm: tập thơ Những nét đan thanh. Từ năm 1941 ông làm thơ bằng tiếng Hán.
KHƯƠNG MINH NGỌC (22.10.1920 – 23.5.1994): Nhà văn, quê huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Tác phẩm: truyện: Tiếng hát đêm khuya; Một sợi dây gút; Cuộc gặp gỡ bất ngờ; truyện ngắn: Bữa cơm chiều 30 Tết; Truyện ngắn Khương Minh Ngọc; tiểu thuyết: Đứa con; truyện thiếu nhi: Sự tích trái sầu riêng.
CHẾ LAN VIÊN (23.10.1920 – 26.6.1989): Tên thật là Phan Ngọc Hoan, nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình, sinh tại Nghệ An, quê gốc: Cam Lộ, Quảng Trị. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Các tập thơ: Điêu tàn ; Gửi các anh; Ánh sáng và phù sa; Hoa ngày thường Chim báo bão; Những bài thơ đánh giặc; Đối thoại mới; Hát theo mùa; Di cảo I, II, III.
NGUYỄN SƠN HÀ (22.12.1939 – 25.10.2000): Nhà văn, quê huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Tác phẩm chính: tập truyện ngắn: Gió tươi; Người mới đến; Dòng chữ cuối cùng; Chúa của muôn hoa, tiểu thuyết: Thời gian đang đi; Dưới chân núi Đục; Giữa hai huyền thoại.
TRẦN THỊ TRƯỜNG (26.10.1950): Nhà văn, sinh tại Tuyên Quang, quê gốc: Đan Phượng, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm: tiểu thuyết: Lời cuối cho em; Kẻ mắc chứng điên; truyện ngắn: Bâng khuâng; Tình câm; Tập truyện Trần Thị Trường; Thời gian ngoảnh mặt…
PHAN BỘI CHÂU (26.12.1867 – 29.10.1940): Tên khai sinh là Phan Văn San, nhà yêu nước, nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Văn chương của ông là kết tinh những tư tưởng, tình cảm, ý chí của dân tộc, của thời đại. Các tác phẩm của ông được in trong Phan Bội Châu, Toàn tập (10 tập, GS. Chương Thâu chủ biên).
NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT (30.10.1950): Nhà thơ, quê huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tác phẩm: tập thơ: Nhớ và khát; Ngôi nhà sau cơn bão; Bài ca số phận; Biển đêm; Bâng khuâng chiều; Gió thổi tràn qua mặt; tiểu thuyết: Hai lần sống một mình; tập truyện: Người muôn năm cũ, Truyện của cu Minh; phê bình, tiểu luận: Điện ảnh nghĩ về nghề.
BÙI HUY PHỒN (16.12.1911 – 31.10.1990): Nhà văn, nhà thơ trào phúng, có nhiều bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ.., sinh ở Bắc Giang, quê gốc: Ứng Hoà, Hà Tây. Tác phẩm: tiểu thuyết: Lá huyết thư; Một chuỗi cười; Gan dạ đàn bà; Mối thù truyền kiếp; Hai giờ đêm nay; Món quà năm mới; Khao; Phất, Bình minh hôm nay; thơ: Thôn nữ ca; Bia miệng; mưu sâu Mĩ Diệm; Thơ ngang; Tàn xuân đế quốc; Sự tích Trần Hưng Đạo; truyện kí: Trái cam; kịch: Tay người đàn bà; Vô lí không có lẽ…
NƯỚC NGOÀI
THOMAS CLAYTON WOLFE (03.10.1900 – 15.9.1938): Nhà văn Mĩ, đại diện của “thế hệ bị ruồng bỏ”, tác giả văn xuôi Mĩ hàng đầu của thế kỉ XX. Tác phẩm: Hãy ngoái nhìn ngôi nhà của mình, thiên thần; Về thời gian và về dòng sông, Mạng nhện và mỏm núi; Không còn đường trở về nhà.
LOUIS HENRI BOUSSENARD (4.10.1847 – 4.10.1910): Nhà văn Pháp. Tiểu thuyết phiêu lưu của Buossenard phong phú tư liệu về địa lí và dân tộc học: Xuyên qua nước Úc, Những Robinson vùng Guiana; Những kẻ đánh cắp kim cương, Từ Paris sang Brasil; Những cuộc phiêu lưu trên đất nước Sư tử; Những cuộc phiêu lưu trên đất nước Hổ; Những cuộc phiêu lưu trên đất nước Bò tót; Không một xu dính túi; Bí mật của Bác sĩ Synthesis; Mười nghìn năm dưới băng; Chiến công của nữ hộ lí; Đảo cháy…
ALECSEI STEPANOVITR KHOMIAKOV (А. С. ХОМЯКОВ, 13.5.1804 – 05.10.1860): Nhà thơ, nhà văn, triết gia Nga. Tác phẩm: triết học: Mấy lời về “Lá thư triết học”; Nhà thờ chỉ có một; Mấy lời của con chiên Chính giáo về tôn giáo phương Tây; tập thơ: Thi ca; Nước Nga; bi kịch bằng thơ: Vadim; Ermak; Prokofiev Lyapunov; phê bình, chính luận: Ý kiến của người Nga về người nước ngoài; Về khả năng của trường phái nghệ thuật Nga.
BĂNG TÂM (05.10.1900 – 28.02.1999): Nữ nhà văn, nhà thơ Trung Quốc, một trong số những tên tuổi có ảnh hưởng sâu rộng đối với văn học hiện đại Trung Quốc. Từ năm 1990 Giải thưởng Văn học thiếu nhi mang tên bà được thành lập. Tác phẩm: truyện: Người chị của Trang Hồng; Siêu nhân; tập truyện ngắn: Người cô; Bỏ nước; Cô gái Đông Nhi; tản văn: Cười; Gửi các độc giả nhỏ; Ngợi khen hoa anh đào; thơ: Phồn tinh; Nước mùa xuân…
GEORGI ABADJIEV (7.10.1910 – 2.8.1963): Nhà văn, nhà chính luận, nhà biên kịch, nhà sử học Cộng hòa Macedonia. Giải thưởng Cộng hoà Macedonia. Tác phẩm: truyện ngắn: Lúc mặt trời mọc; Anh hùng ca về Nozhot; Cuộc họp cuối cùng; tiểu thuyết: Ổ cắm Haramiiska; Sa mạc…
SASHA TRIORNƯI (С. ЧЁРНЫЙ, 13.10.1880 – 5.8.1932): Tên thật là Alecsandr Glikberg, nhà văn Nga, tác giả của các tiểu phẩm thơ châm biếm-trữ tình nổi tiếng. Tác phẩm: tập văn xuôi Những truyện ngắn không nhẹ nhàng; truyện vừa Mùa hè tuyệt diệu; sách thiếu nhi: Giấc ngủ của giáo sư Patrashkin; Nhật kí của chó foks Mikka; Nhà an dưỡng của mèo; Cuốn sách màu hồng; Chú sóc-nhà đi biển; Bài ca người lính…
VLADIMIR EVGENIEVITR JABOTINSKI (В. Е. ЖАБОТИНСКИЙ, 17.10.1880 – 03.8.1940): Nhà văn, nhà thơ, nhà chính luận, nhà báo, dịch giả Nga và Do Thái, nhà hoạt động tích cực của phong trào phục quốc Do Thái. Các tác phẩm chính: Trong lối sống phóng đãng của sinh viên; Mười cuốn sách; Charlotta bất hạnh; Samson Nazorei; Năm người…
NAIM FRASHERI (1846 – 20.10.1900): Nhà thơ, nhà hoạt động văn hoá lỗi lạc, người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học mới của Albania. Tác phẩm: tập thơ: Mơ ước; Bầy gia súc và ruộng đang cày; Hoa mùa hè; Thiên đường với những lời chuẩn xác; trường ca: Truyện Xcăngđecbec; Sở nguyện chân chính của người Albania…
ALPHONSE DE LAMARTINE (21.10.1790 – 28.02.1869): Nhà thơ lãng mạn Pháp. Nét chủ đạo trong thơ của ông là nỗi u sầu yếm thế nhưng có sức truyền cảm nhờ lời thơ duyên dáng, du dương. Tác phẩm: các tập thơ: Trầm tư; Trầm tư mới; Cái chết của Socrate; Hoà điệu thơ ca và tôn giáo; Kí ức, ấn tượng, suy nghĩ, phong cảnh trong một cuộc hành trình về phương Đông; Sự sa ngã của một thiên thần; tiểu thuyết: Graziella…
IVAN ALECSEEVITR BUNIN (И. А. БУНИН, 22.10.1870 – 8.11.1953): Nhà thơ, nhà văn Nga, Giải Nobel văn học. Tác phẩm: tập thơ: Dưới bầu trời rộng mở; Lá rụng; tập truyện: Nơi cuối trời và các truyện ngắn khác; Những quả táo Antonov; Hoa hồng Jericho; Những con đường rợp bóng; truyện vừa: Làng; Quý ông từ San Francisco; Tình yêu của Mitia; tiểu thuyết: Cuộc đời Arseniev (4 tập)… Ông còn là một dịch giả thơ bậc thầy.
GIANNI RODARI (23.10.1920 – 14.4.1980): Nhà văn, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng người Italia, chuyên viết truyện cho trẻ em. Giải thưởng Hans Christian Andersen. Tác phẩm: tập thơ: Cuốn sách những bài thơ vui; Con tàu thơ; truyện: Những cuộc phiêu lưu của Cipollino; Gip trong tivi; Chuyến du hành của Mũi Tên Xanh; Những kẻ lang thang; Mười kilôgam của Mặt trăng…
ANDREI BELƯI (А. БЕЛЫЙ, 26.10.1880 – 8.1.1934): Tên thật Boris Nicolaevitr Bugaiev, nhà văn, nhà thơ, nhà lí luận phê bình văn học Nga. Tác phẩm: các tập thơ Vàng giữa màu thanh thiên; Tro tàn; Ngôi sao; trường ca Chúa Christ đã phục sinh; lí luận phê bình: Chủ nghĩa tượng trưng; Nội cỏ xanh; Các tiểu phẩm; tiểu thuyết: Peterburg, Bồ câu Bạc; Kotik Letaev; Mặt nạ; Người Trung Quốc được tẩy lễ.
CARLO COLLODI (24.11.1826 – 26.10.1890): Tên thật Carlo Lorenzini, nhà văn, nhà báo Italia. Tác phẩm: tiểu thuyết Tiểu thuyết trong đầu máy hơi nước; Hơi nước; Cuốn Câu chuyện Buratino, khi đăng báo đổi tên thành Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio được mọi lứa tuổi yêu thích, đã dịch ra 300 thứ tiếng trên thế giới.
JACK LINDSAY (28.10.1900 – 5.12.1981): Nhà văn, nhà phê bình lí luận Anh. Tác phẩm: các tiểu thuyết: Xeza đã chết; Những ngày cuối cùng của Nữ hoàng Cleopatra; 1649, tiểu thuyết của một năm; Chúng tôi sẽ trở lại; Con đường của nước Anh. Ông còn viết sách nghiên cứu, lí luận: Sau những năm ba mươi – Tiểu thuyết ở Anh và tương lai của nó…
HẠ DIỄN (30.10.1900 – 06.02.1995): Tên thật là Thẩm Đoan Hiên, nhà văn, nhà viết kịch, dịch giả Trung Quốc. Ông viết tiểu thuyết Mùa xuân lạnh giá, phóng sự Nô lệ thủ công, nhưng sở trường là kịch nói. Các vở kịch: Trại Kim Hoa; Thu Cẩn; Dưới mái hiên Thượng Hải; Vi trùng phatxit…
VIATRESLAV LEONIDOVITR KONDRATIEV (В. Л. КОНДРАТЬЕВ, 30.10.1920 – 24.9.1993): Nhà văn Nga. Tác phẩm: truyện vừa: Những đường đi lối lại của Borkin; Nghỉ phép nhờ bị thương; Ngày chiến thắng ở Trernovo; Chuộc bằng máu; Trên cánh đồng Ovsianikov; truyện ngắn: Sashca; Ngày thường…
Nguồn: Sách Lịch Đông Tây